Không gia đình - Nobody's boy (Hector Malot)

Image
  *Vietnamese version below: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Narrating a life adventure of Remi wandering in France, "Sans Famille" (English title: Nobody's boy) would leave us with many after-thought: love between human beings, friendship, and perseverance in challenges. Especially for children, this novel will take them on an interesting journey with many meaningful lessons followed by the steps of the characters in the story.

The Economics Book: Big Ideas Simply Explained




Mọi người có bao giờ tự hỏi, kinh tế học là gì không. Từ "kinh tế" nghe cảm giác nó là một thứ xa lạ, nhưng thực chất cực kì gần gũi với mỗi chúng ta. Những cuốn giáo khoa kinh tế học có thể là những cuốn lót đầu giường cho các bạn sinh viên, nhưng ‘The Economics Book: Big Ideas Simply Explained’ sẽ là cuốn sách khơi dậy niềm cảm hứng với kinh tế cho mọi người.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1. Khái niệm

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Vậy rốt cuộc kinh tế là gì đối với chúng ta? Có vô vàn định nghĩa về kinh tế học, nhưng ngắn gọn, kinh tế chính là quá trình con người trao đổi hàng hóa với nhau, tương tác giữa cung và cầu giúp đồng tiền được lưu thông trên thị trường.


Lý do cảm thấy kinh tế học là thứ xa lạ là do chúng ta mặc định đây là một lĩnh vực khô khan, nhàm chán và toàn về tiền bạc. Nó đúng, nhưng chỉ đúng một phần. Bạn sẽ cảm nhận được sức nặng của ngành kinh tế khi lao ra cuộc sống mưu sinh ngoài kia.


Khi đi chợ, bạn lựa những tiệm có giá rẻ nhất. Khi đi làm, bạn cạnh tranh với đồng nghiệp để tăng lương. Khi nhận lương, bạn gửi vào ngân hàng hoặc đi đầu tư ở những kênh khác. Bạn cũng thường tranh cãi về các khoản phí sinh hoạt tăng cao, vấn đề thuế và những chính sách của chính phủ. Tất cả đều liên quan đến các kinh tế vi mô & vĩ mô.



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Tâm lý con người mỏng manh hơn ta nghĩ

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Một nền kinh tế luôn xoay quanh những cá thể con người, do vậy hiểu được cách suy nghĩ và tâm lý con người sẽ giúp ta dễ hình dung ra các quy tắc trong kinh tế.


Thông thường, con người được xem như là một loài động vật cấp cao, khôn ngoan và lý trí. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Hành động theo bản năng, theo số đông, đôi khi mù quáng mới là những đặc điểm tâm lý thực sự trong mỗi chúng ta.


Trong những cuộc khủng hoảng kinh tế, có những người đã từng bị tan gia bại sản do vỡ bong bóng. Nhưng họ vẫn điên cuồng đầu tư vào những tài sản lời nhanh rủi ro cao, rồi lại rơi vào bẫy tăng trưởng nóng. Kinh tế học hành vi (Behavioral economics) được nghiên cứu để lý giải việc này: tại sao chúng ta lại có tâm lý đám đông chơi chứng khoán khi thiếu kiến thức. Ai cũng nghĩ sẽ mua đáy bán đỉnh, nhưng chỉ đơn giản là đu đỉnh. Ai cũng nghĩ sẽ nhanh hơn kẻ khác để rút hết tài sản trước khủng hoảng, nhưng cuối cùng vẫn là những con cừu bị vặt lông.


Thông qua kinh tế học hành vi nói riêng và ngành kinh tế nói chung, ta có thể nhận ra bản chất và tâm trí của con người không hề hoàn hảo. Nó hoàn toàn dễ bị các yếu tố bên ngoài tác động và tổn thương.



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3. Tiền không thể mua được hạnh phúc

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Trong kinh tế, GDP (Gross Domestic Product) được xem là thước đo cho sự giàu có của quốc gia. Những nước có GDP cao mặc định là giàu có, còn những nước có GDP thấp thì là quốc gia nghèo. Tuy nhiên, nếu xét về sự tương quan giữa giàu có và hạnh phúc, liệu người dân ở quốc gia có GDP cao sẽ hạnh phúc hơn khi họ có cuộc sống sung túc hơn?


Trên thực tế, GDP của Mỹ tăng trưởng tương đối nhanh và liên tục sau Thế chiến 2. Nhưng theo báo cáo điều tra về mức độ hạnh phúc của người dân Mỹ, mức độ hài lòng cuộc sống lại không tăng tương xứng, thậm chí nó còn giảm vào những năm 60.




Để đánh giá một nền kinh tế, không thể chỉ dựa vào con số GDP mà còn phải nhìn đến mức độ hạnh phúc người dân và chất lượng an sinh xã hội. Tiền không phải là tất cả, và tiền cũng không mua được tất cả. Và hạnh phúc là một trong số đó.


  
Kết


Mặc dù chỉ khái quát về các lý thuyết về kinh tế học, lồng ghép trong là những lý thuyết cứng nhắc là những bài học nhận thức rất thực tiễn. Nó giúp ta hiểu được mối liên hệ giữa kinh tế và con người, giữa kinh tế và đời thường.


Kinh tế học vốn là lĩnh vực rộng lớn, có tính liên ngành với chính trị, xã hội và văn hóa. Cuốn sách này chỉ có nhiệm vụ dẫn đường, còn người đọc chúng ta sẽ phải tự rút ra thông điệp cho chính bản thân mình. Dù gì đi nữa, hy vọng mọi người sẽ có những góc nhìn thú vị về kinh tế học qua cuốn sách này.




References:

https://geraldguild.com/blog/2012/05/23/happiness-as-measured-by-gdp-really/ 

https://econreview.berkeley.edu/beyond-gdp-economics-and-happiness/


Comments

Popular posts from this blog

Suối nguồn - The Fountainhead

Sách "Chiến tranh tiền tệ" của Song Hongbing