Không gia đình - Nobody's boy (Hector Malot)

Image
  *Vietnamese version below: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Narrating a life adventure of Remi wandering in France, "Sans Famille" (English title: Nobody's boy) would leave us with many after-thought: love between human beings, friendship, and perseverance in challenges. Especially for children, this novel will take them on an interesting journey with many meaningful lessons followed by the steps of the characters in the story.

Sách "Chiến tranh tiền tệ" của Song Hongbing

 



Chiến tranh tiền tệ là gì? Đây chắc hẳn là một câu hỏi mà ai quan tâm đến lĩnh vực kinh tế đều sẽ thắc mắc. Nói ngắn gọn, chiến tranh tiền tệ là một giai đoạn mà 2 hay nhiều nước cố gắng hạ giá đồng tiền, thao túng tỉ giá hối đoái để cho đồng tiền nước mình rẻ hơn nước khác, từ đó có thể tăng xuất khẩu và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đó không phải là nội dung chính của cuốn sách này. Cuốn sách "Chiến tranh tiền tệ" của Song Hongbing chủ yếu nói về quá trình phát triển của tiền tệ (cụ thể là dollar và vàng) trong hệ thống tài chính quốc tế, và kèm theo đó là sự hé lộ về những thế lực thao túng cả hệ thống đó qua những sự kiện trong quá khứ, những cột mốc lịch sử mà chúng ta tưởng chừng ngẫu nhiên nhưng thực chất lại không đơn giản như vậy.



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1. Gia tộc nhà Rothchild

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Trước giờ khi nói đến người giàu nhất thế giới, chúng ta thường hay nhắc đến Bill Gates hay Elon Musk. Nhưng thật ra người giàu nhất thế giới (có thể tính đến thời điểm hiện tại) là gia tộc Rothchild với khối tài sản trị giá 500 tỷ USD theo một số thông tin không chính thức, một gia tộc Do Thái đã gây dựng nên thể chế tài chính - ngân hàng của Châu Âu bắt đầu từ cuối thế kỉ 18.


Giai đoạn khởi sắc của gia tộc Rothchild bắt đầu vào thời kì chiến tranh Napoleon đang diễn ra tại châu Âu. Vốn khởi nghiệp bằng trao đổi tiền tệ giữa các nước châu Âu, đặc biệt là phục vụ cho tầng lớp thượng lưu, các quan chúa thời bấy giờ, gia tộc Rothchild đã xây dựng được hệ thống thông tin tình báo hết sức nhanh chóng và hiệu quả. Vào ngày quân Pháp thua trận tại Waterloo, tốc độ truyền tin trong hệ thống liên lạc của gia tộc Rothchild đã nhanh hơn các phương tiện truyền thông khác tận 1 ngày.


Giờ đây gia tộc Rothchild đã biết quân Anh thắng trận và rằng trái phiếu chính phủ Anh sẽ tăng giá lên cao chót vót, tuy nhiên điều mà Nathan (người con trai thứ 3 trong số 5 anh em trong gia đình Rothchild) lại là ra hiệu các nhà đầu tư cổ phiếu của gia tộc Rothchild cho bán tháo trái phiếu chính phủ. Điều này làm cho các nhà đầu tư khác lo sợ nước Anh đã bại trận và cũng bắt đầu bán đổ bán tháo công trái Anh. Vài tiếng sau, khi công trái Anh rớt giá xuống còn 5% so với ban đầu, Nathan cho lệnh mua lại hết trái phiếu có trên sàn.


Điều này đã làm cho gia tộc Rothchild trở thành chủ nợ lớn nhất của chính phủ Anh, từ đó giúp gia tộc này nắm quyền chi phối nguồn cung ứng tiền tệ của cà nước Anh (do chính phủ Anh cần phát hành trái phiếu để chi tiêu), vì khi nắm giữ một số lượng lớn công trái Anh, gia tộc Rothchild có khả năng quyết định giá trị công trái đó.



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Cách để có thể chi phối một nền kinh tế

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Để có thể kiểm soát được một nền kinh tế của một quốc gia, cách tốt nhất đó chính là nắm giữ quyền phát hành tiền tệ của quốc gia đó.


Mọi người có bao giờ tự hỏi là ở các nước tư bản trên thế giới (Anh, Mỹ, Nhật,... ), liệu chính phủ ở các nước sở tại có nắm quyền phát hành tiền tệ không? Câu trả lời là không. Thực ra, quyền phát hành tiền tệ của các quốc gia đó nằm ở ngân hàng trung ương tư nhân, nằm độc lập và ít bị sự can thiệp của chính phủ, vì đa số các ghế trong hội đồng quản trị ngân hàng trung ương đều là người ngoài các quan chức chính phủ.


Nhưng tại sao chính phủ lại không nắm giữ quyền in tiền. Chẳng phải chính phủ mới là người nên có quyền kiểm soát việc phát hành tiền tệ để có thể quyết định vận mệnh của một quốc gia hay sao? Vì sao quyền lực đó giờ đây lại lọt vào tay những người trong bộ máy ngân hàng tư nhân kia?


Cụ thể tại nước Mỹ, đã có nhiều vị tổng thống có ý định giành lại quyền kiểm soát in ấn tiền tệ cho chính phù, cho người dân. Nhưng kết cục của những vị tổng thống Mỹ hoặc là tự sát, hoặc là bị ám sát vào đúng những thời điểm các vị tổng thống đó thể hiện ý định ngăn chặn việc ngân hàng tư nhân cướp lấy quyền phát hành tiền tệ, hay dự định thành lập Ngân hàng Trung ương Hoa Kì (FED), tiêu biểu như tổng thống A. Lincoln. Dù chỉ là một thuyết âm mưu nhưng không thể phủ nhận rằng có khả năng là những nhà tài phiệt ngân hàng (trong đó có gia tộc Rothchild) đã đứng sau những vụ việc này, nhằm kiểm soát việc phát hành tiền tệ của quốc gia.



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3. Khủng hoảng và chiến tranh

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Khi thị trường tài chính hình thành những bong bóng về cổ phiếu, tài sản; khi các nhà đầu tư cảm thấy giá trị tài sản trên thị trường chứng khoán hay nhà đất bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực, đó chính là dấu hiệu cho thấy sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế.


Một số cuộc khủng hoảng xảy ra do tâm lý chạy theo đám đông của các nhà đầu tư dẫn đến việc đẩy giá cả lên quá cao mà không hề xem xét đến giá trị thực sự của thứ họ mua vào. Nhưng cũng có trường hợp các thị trường nóng lên quá mức dẫn đến mức sụp đổ do việc cho vay vô tội vạ của ngân hàng, điển hình là sự bùng nổ của thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn - một nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ về việc ngân hàng được lợi ích và thiệt hại gì khi khủng hoảng xảy ra.


Nói một cách cực đoan, những ông chủ ngân hàng như người châm nước cho hồ cá. Ban đầu các ngân hàng bơm nước (bơm vốn) vào để cho cá trong hồ sinh sổi nảy nở phát triển, sau một thời gian lại hút nước (siết chặt quay vốn) để thu hoạch. Và khi đến mùa thu hoạch, đó là lúc các tập đoàn lớn như của Morgan, Rockefeller và các nhà tài phiệt ra tay hành động, hiện thân ra để cứu giúp những công ty đang bị thua lỗ và mua lại những doanh nghiệp ấy với giá rẻ mạt.


Và một điều nữa mà các nhà tài phiệt ngân hàng rất quan tâm đó là chiến tranh. Có lẽ ai cũng biết nguyên nhân gây nên thế chiến thứ 2 là do sự mâu thuẫn về thuộc địa giữa các nước với nhau còn sót lại sau thế chiến 1 và sự lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít đòi phân chia lại lãnh thổ.


Tuy nhiên, việc mà ít ai thắc mắc đó là sự phát triển của nước Đức sau thế chiến 1, từ một nước thua trận nợ nần chồng chất, lạm phát phi mã 2-3 con số trong 1 năm lại có thể hồi phục và phát triển quân sự vượt bậc trong giai đoạn từ năm 1924-1938. Từ năm 1924-1931, phố Wall đã cung cấp cho Đức khoản vay lên đến gần 140 tỷ mác Đức, góp phần thúc đẩy quá trình chuẩn bị chiến tranh của Hitler. Tuy chiến tranh đã cướp mất hàng triệu sinh mạng vô tội, các nhà tài phiệt này lại có thêm cơ hội phát tài phát lộc trong cuộc chiến thảm khốc này.



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4. Hệ thống bản vị vàng, bạc

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Còn một sự thật bất ngờ nữa, đó là việc vàng (hay bạc) lại là kẻ thù của các nhà tư bản ngân hàng. Lý do là bởi vì khi đồng Dollar bị neo với vàng, ngân hàng không thể in nhiều tiền quá một mức nhất định để có thể giữ tỷ giá chuyển đổi 35 USD = 1 ounce vàng được cân bằng.


Khi hệ thống bản vị vàng được bãi bỏ, ngân hàng trung ương của Hoa Kì có thể in tiền thỏa thích, và điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng có thể cho vay nhiều hơn, kiếm được lợi nhuận khủng hơn.


Và cũng giống câu chuyện buồn về quyền phát hành tiền tệ như ở trên, việc tổng thống J.F. Kennedy ký sắc lệnh 11110 cho phép Bộ Tài Chính sử dụng bạc trắng dưới bất cứ hình thức gì để làm cơ sở phát hành "Chứng chỉ Bạc trắng" (Silver Certificate) và đưa vào lưu thông trên thị trường, với ý đồ giành lại quyền phát hành tiền tệ và ngăn cản ý định xóa bản vị bạc, đã trở thành giấy báo tử cho ông.



Kết


Qua cuốn sách này, chúng ta có thể thấy rằng bất cứ sự việc nào cũng có hai mặt của nó. Chủ nghĩa tư bản đem lại sự phồn vinh cho thế giới, nhưng đồng thời nó cũng vô tình tạo nên những thế lực ngầm ngày càng giàu đang kiểm soát các hệ thống tài chính trọng yếu trên toàn cầu. Đọc xong cuốn sách này, có thể chúng ta sẽ cảm thấy sợ và mất niềm tin vào các nhà tư bản "chết giãy" này, nhưng đối với các bạn có tính tò mò cao, chắc hẳn đây sẽ là cuốn sách giúp chúng ta tìm thấy sự thú vị và hấp dẫn trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô này.




Reference:


https://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_t%E1%BB%99c_Rothschild


https://baophapluat.vn/nhung-thuyet-am-muu-ve-gia-toc-rothschild-lieu-co-dung-post418511.html


https://en.wikipedia.org/wiki/Executive_Order_11110


https://en.wikipedia.org/wiki/Silver_certificate_(United_States)



Comments

Popular posts from this blog

Suối nguồn - The Fountainhead

The Economics Book: Big Ideas Simply Explained