Không gia đình - Nobody's boy (Hector Malot)

Image
  *Vietnamese version below: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Narrating a life adventure of Remi wandering in France, "Sans Famille" (English title: Nobody's boy) would leave us with many after-thought: love between human beings, friendship, and perseverance in challenges. Especially for children, this novel will take them on an interesting journey with many meaningful lessons followed by the steps of the characters in the story.

Suối nguồn - The Fountainhead

  



*Vietnamese version below:

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------




Being listed as one of the novels having controversial rationale related to individualism and collectivism, "The Fountainhead" has brought the readers to a novel perspective of living philosophy which may be different from what we have believed before. Throughout history, humans have tended to live within groups, but ultimately why we should live as independent individuals for ourselves but not for others. While this argument may not have the right answer, still we can look for the direction heading to what we can pursue in life through the story of Howard Roark - the main character of this novel.



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1. Howard Roark
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Howard Roark, a character was portrayed as an ideal man, with a strong personality and a deep passion for architecture. But he has an unfavorable starting point, compared to his fellow - Peter Keating. Even though they were originally from one prestigious college, Roark was expelled from the school for conducting his graduation project in a bizarre style and not following any classic or modern architecture in the school standard preference. While his friend was accepted into a reputable architecture company - Francon & Hayer, due to expulsion, no firm wanted to hire Roark and he eventually had a paper job in Cameron's office - a has-been architect small office. 


After Cameron retired, Roark was hired by Keating's firm, before shortly afterward being fired because he refused to design the building for the client's request. He then opened his own office but clients kept leaving him because he didn't work for the clients, he worked for himself, for his own belief and passion. This is the way he attracted Heller - his first client who was willing to let Roark design freely his private house and give Roark a commission for the project.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Notion: Purpose of living
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

What made Roark overcome adversity is that he knows exactly his purpose in life, the meaning, and his passion. By answering those abstract questions, Roark focuses on training himself without trying to please other people for validation.


Architecture is the job in which the designer has to follow the client's request to construct the building. But as a person who lives for his passion for the art of architecture, Roark didn't allow that working style. He set his own rules: his clients cannot request the type, style, or standard for the building, and they must let him complete the work in whichever way he wants. This attitude shows that Roark is seriously living for his passion, his interest, and his ideal philosophy for architecture, rather than for his livelihood or seeking the acceptance of other people.


Cameron has once said to Roark: "I can provide you the means, but the purpose". This quote made me think for a while. I was wondering whether it is this purpose that helps him walk his chosen path in life confidently, or whether this is the difference between him and his friend - Peter, who always lives for other people's expectations.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3. Living second-hand
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Referring to Peter Keating, although acquiring high academic achievement in school, Peter was depicted as a second-hander because he feels comfortable doing what others want. Defined by the author, a second-hander is the type of person who seeks values and self-esteem from other people but not from themselves. 


We should remember that Peter once had his dream, an aspiration to be a professional painter. But to fulfill his mother's expectations and his responsibility as a son, Peter changed to study architecture, which is a field he hasn't been interested in before.


For that reason, Peter started to find happiness by looking for compliments and evaluations from other people. Unlike Roark, he didn't have much passion for architecture, and as time flew, little by little he lost motivation for designing high-quality buildings, leading to his career downfall in the end.


Peter was over the moon every time people praised him as the best architect with numerous awards, but ironically some of his work was borrowed from somebody else's talent. That satisfaction didn't last for long, so Peter had to continue to improve his career and social standing to earn more respect. But when he reached the limit, his mind became empty before he realized it. 


From the standpoint of psychology, Peter may have a sign of inferiority complex deep down in his heart. Because of low self-esteem and self-confidence, Peter has been trying to be successful and have a good performance at work for others' validation as an attempt to conceal his inferiority complex. He gave up his interests, did what other people expected, and ended up living as a second-hander.



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4. The power of word
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

There is another main character who hasn't been introduced yet, which is Ellsworth Toohey - a philosopher, a sociologist as well as a core member of art and architecture unions. He was blessed with his rhetorical skills with persuasive public speaking, and on top of that, he has the belief in the wholesome and profound living philosophy - collectivism.  


So what does collectivism mean? Collectivism can be interpreted as prioritizing other people's values over our desire, setting the theme of "living for other people" as an ultimate goal in life. Those who believe in this ideology would think that we should give rather than receive, that we should live for the community including the poor and the unfortunate people rather than ourselves, for the sake of a better society.


Indeed, the idea of collectivism Toohey wants to convey to everyone was being distorted by himself. After all, why do we need to live for other people for the rest of our life? Is it because we want respect, the validation for being generous, and then find our happiness from that validation? Toohey completely denied the ego within each of us, illusionize people to live a "second-hand" life with no personal interest while labeling it as "collectivism". Through mental manipulation, his goal is to seek broader power, which can be called the temptation of political power.  


The power of words is something of a double-edged sword because while it can enlighten us with new knowledge and life lessons, we could also be a victim of public orientation, media influence or even brainwashing for malicious and exploitative purposes by other people's words. 



Final thoughts


Back to collectivist ideology, Roark once said:

"Humankind was taught that it is virtuous to give rather than receive. But a man cannot give anything if he doesn't create anything. Creativity should be on the priority list, and then distribution, otherwise we have nothing to give away."


Ayn Rand doesn't criticize the whole idea of collectivism at all, but she wants to present to the readers a different point of view regarding the concept of "living for other people", and the price of collectivism if we don't thoroughly consider its essence.


Although the message from this book may not be applicable in every situation in our daily life, it partly creates an ideal picture of the author, where individual creativity is appreciated, and each of us is independently developing and living for our self-values and self-interests without depending on external judgment and expectation.



****

___________________________________________________________________________________________


Là một trong những cuốn sách có thông điệp gây tranh cãi với các vấn đề về chủ nghĩa vị nhân sinh hay vị kỷ, tác phẩm "Suối nguồn" của Ayn Rand đã đưa người đọc từ cảm giác hồi hộp đến cảm giác mong đợi và bất ngờ, qua cuộc đời của nhân vật chính trong chuyện - Howard Roark.



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1. Sơ lược về Howard Roark
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Howard Roark, một nhà kiến trúc sư với tính cách thẳng thắn và cá tính khác biệt, đã có xuất phát điểm không mấy như ý, nếu so sánh anh với người bạn đồng cấp - Peter Keating. Tuy cùng xuất thân từ một trường đại học danh giá, Roark đã bị đuổi học sớm khi làm bản thiết kế đồ án tốt nghiệp vì lý do nó quá khác người và không theo một phong cách cụ thể nào cả. Do bị đuổi học, Roark không thể vào làm cho một công ty kiến trúc nào đàng hoàng và cuối cùng cũng được nhận vào làm tại một văn phòng của Cameron, một kiến trúc sư đã hết thời; trái ngược hoàn toàn với việc người bạn của anh Peter Keating được tuyển vào làm việc tại một công ty danh tiếng - Francon & Heyer. 


Tuy nhiên, với cá tính nổi bật và sự sáng tạo đặc biệt của riêng mình không giống một ai khác, sự nghiệp của anh dần dần thăng tiến và ngày càng nhiều khách hàng đến với anh.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Ý niệm về mục đích sống
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ mà đã giúp Howard Roark vượt qua khỏi hoàn cảnh bất lợi của mình để rồi đạt được thành tựu sau này không gì khác đó chính là nhờ anh biết mục tiêu sống của mình là gì, mình sống vì cái gì, đam mê của mình là gì. Trả lời những câu hỏi trừu tượng đó, Roark đã từng bước hàng ngày cải thiện kỹ năng của mình, và hoàn toàn không bỏ một sức lực nào để cố gắng làm hài lòng người khác. 


Như mọi người ai cũng biết, kiến trúc sư là một nghề mà khách hàng là thượng đế, người thi công luôn phải chiều lòng khách hàng để xây nên những ngôi nhà. Nhưng đối với một người sống vì nghệ thuật kiến trúc với đam mê cháy bỏng, Roark đã không cho phép điều đó. Anh tự đặt ra một luật lệ của riêng mình: những khách hàng của anh không được yêu cầu về hình mẫu, tiêu chuẩn, phong cách  ngôi nhà sắp xây và sản phẩm cuối cùng sẽ do anh toàn quyền quyết định. Điều này có nghĩa rằng Roark không hề sống vì miếng cơm manh áo hay sự công nhận của người khác, mà anh sống vì chính đam mê, chính lý tưởng nghệ thuật kiến trúc của bản thân.


Có một câu nói của Cameron đã nói cho Roark khi ông đang hấp hối bên giường bệnh: "Ta có thể cho cậu phương tiện, nhưng không thể cho cậu mục đích". Câu nói này của Cameron thực sự đã khiến tôi phải suy nghĩ ngay khi đọc được dòng chữ này. Phải chăng chính cái mục đích đó đã giúp anh tự đi trên con đường mà mình đã chọn một cách đầy tự tin và không lo sợ, khác với người bạn Peter của anh, người chỉ suốt ngày sống dưới sự kì vọng của người khác và "ký sinh" vào những bộ óc sáng tạo của thiên hạ.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3. Cuộc sống thứ sinh
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nhắc đến Peter Keating, chắc hẳn ai đã đọc qua tác phẩm này đều nghĩ rằng anh là một con người thảm bại. Dẫu vậy, ta nên nhớ rằng Peter cũng đã từng có ước mơ, có khao khát riêng của bản thân về hội họa và vẽ tranh. Nhưng với ước mong vật chất và trách nhiệm đối với người mẹ, Peter đã rẽ sang lĩnh vực kiến trúc mà anh chưa từng yêu thích.


Dù hoàn cảnh là thế, không thể phủ nhận rằng Peter là một con người sống giả tạo, suốt một cuộc đời cố gắng đóng vai là nhân vật chính vĩ đại để thu nhập sự công nhận và lời bình phẩm tốt đẹp của kẻ khác. Khác với Roark, anh không có đam mê về kiến trúc, và vì thế động lực để sáng tạo ra những ngôi nhà xuất sắc cũng dần tụt xuống dốc, và sự nghiệp sau này của anh cũng tương tự.


Peter vui sướng khi được mọi người xung quanh tung hô như người thắng trận trở về, nhưng trớ trêu thay những tài năng anh ta được người khác khen ngợi cũng là những gì anh vay mượn từ tay người khác. Sự vui sướng đó cũng chẳng kéo dài bao lâu, rồi Peter lại phải cố gắng đạt được thành tựu mới để được tiếp tục khen ngợi. Và sau khi vòng tuần hoàn ấy kéo dài được hết mức có thể thì anh mới bắt đầu nhận ra rằng bản thân, tâm hồn của chính mình nó đã trống rỗng không biết tự bao giờ.


Nếu như xét về mặt tâm lý học thì ẩn sâu trong nội tâm, Peter là một người có dấu hiệu về mặc cảm thấp kém (Inferiority complex). Chính vì cái tự ti rằng mình kém cỏi hơn người khác, Peter đã cố gắng có một công việc và đạt được kết quả người khác mong đợi để được mọi người chấp nhận, để che dấu nỗi sợ hãi phức cảm tự ti đó. Và để làm như vậy, anh đã bỏ qua đam mê và dựa dẫm vào trí óc người khác để thăng tiến, để rồi cuối cùng kết thúc trong một cuộc đời "thứ sinh".


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4. Sức mạnh ngôn từ
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Còn một nhân vật quan trọng nữa chưa giới thiệu, đó là Ellsworth Toohey. một nhà triết gia, một nhà xã hội học và là nhân tố cốt cán trong mọi cuộc họp công đoàn hay các tổ chức hiệp hội trong giới nghệ thuật, kiến trúc. Ông có tài hùng biện, rất giỏi nói các bài diễn thuyết để thuyết phục người nghe, và đặc biệt hơn ông có một tư tưởng triết lý sống rất lành mạnh kèm với sự sâu sắc của người từng trải - tư tưởng vị nhân sinh.


Vậy chủ nghĩa vị nhân sinh là gì? Chủ nghĩa vị nhân sinh tức là lấy việc phục vụ người khác làm mục đích tối thượng và luôn đặt người khác trên bản thân mình và bỏ qua cái tôi "ích kỷ" trong mỗi chúng ta. Những người theo quan niệm này thường nghĩ rằng con người chúng ta nên "cho" thay vì "nhận", nên sống vì người khác, người nghèo, người bất hạnh thay cho những chính bản thân, vì nó sẽ giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn. 


Thực vậy, cái tư tưởng vị nhân sinh mà Toohey cố gắng truyền tải tới mọi người xung quanh đã bị chính ông bẻ cong nó. Xét cho cùng, bởi lẽ lý do gì mà ta phải sống vì người khác; câu trả lời là vì mong muốn sự công nhận của người khác mà ta phải giúp họ, để rồi ta phải ăn bám vào sự công nhận của người khác. Ông đã hoàn toàn bác bỏ các tôi trong mỗi con người, khiến những người tin tưởng mù quáng vào ông phải sống một cuộc đời "thứ sinh" với cái nhãn "vị nhân sinh", không bản sắc cá nhân, không có cái tôi. Và qua việc thao túng đời sống tinh thần của người khác, mục đích cuối cùng ông là giành lấy quyền lực, một miếng cám dỗ mà khó ai có thể cưỡng lại được. 


Sức mạnh ngôn từ là thế, giống như con dao 2 lưỡi, vì nó có thể khai sáng cho mọi người những bài học, những lẽ sống mới, nhưng đồng thời nó có thể dắt mũi, định hướng dư luận đến mức cực đoan và tẩy não người nghe nếu như bị sử dụng sai cách hoặc bị lạm dụng. Và có lẽ đây cũng là lời cảnh tỉnh cho các bạn đọc, cho những bạn chỉ xem lời nói như "gió thoáng qua" mà không hề cẩn trọng đến những hậu quả mà ngôn ngữ lệch lạc sẽ mang lại cho tinh thần chúng ta.



Kết


Quay về một chút về tư tưởng vị nhân sinh, Roark đã nói rằng:

" Loài người đã được dạy dỗ rằng đức tính tốt đẹp nhất không phải là đạt được một cái gì đó mà là cho đi một cái gì đó. Nhưng một người không thể cho đi những gì mà anh ta không tạo ra. Đầu tiên phải có sáng tạo, sau đó mới là phân phối, nếu không thì chẳng có gì để phân phối cả. Phải có người sáng tạo trước khi có những người hưởng lợi từ sự sáng tạo.”


Tác giả Ayn Rand đã không hề chỉ trích hay phản đối chủ nghĩa vị nhân sinh mà bà đã cho người đọc nhận ra một cái nhìn hoàn toàn mới về việc đánh tráo khái niệm "sống vì người khác" để phá hủy cái "tôi" - và đó chính là điều Toohey đã thực hiện cực kì tinh tế qua toàn tác phẩm.


Cuốn tiểu thuyết này được viết ra để nhằm tôn vinh sự sáng tạo của con người, và tuy nội dung của cuốn sách dài 1200 trang này có thể sẽ không đúng với mọi trường hợp trong đời sống thường nhật của chúng ta, nhưng nó đã phần nào vẽ nên được bức tranh lý tưởng của tác giả, nơi con người luôn đề cao sự sáng tạo, và mỗi cá nhân hoàn toàn độc lập, không dựa dẫm vào bất cứ ai để phát huy giá trị bản thân ấy, bởi những phát minh sáng tạo đều xuất phát từ những cá nhân chứ không phải từ một tập thể.



Reference:


https://www.facebook.com/groups/nhanambookclub/posts/687916841787173/?comment_id=688411015071089


https://www.truyenngan.com.vn/tieu-thuyet/kinh-dien/950-suoi-nguon.html


Comments

Popular posts from this blog

The Economics Book: Big Ideas Simply Explained

Sách "Chiến tranh tiền tệ" của Song Hongbing